Banner

Hotline 24/7

0903 08 33 98

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0903 08 33 98

skype yahoo
Chị Bảo
0903.08.33.98 - 0909.98.98.73
ketsatminhhai@gmail.com

Chi tiết bài viết

CHÍNH SÁCH BẢO MẬT



(Xây dựng) - Ngày 21/1, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển KHCN ngành xây dựng (Chiến lược trong thời gian qua, đồng thời triển khai nhiệm vụ năm 2015. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, lãnh đạo Vụ Khoa học Công nghệ và đông đảo chuyên gia lĩnh vực khoa học công nghệ ngành xây dựng.

trong thời gian qua, đồng thời triển khai nhiệm vụ năm 2015. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, lãnh đạo Vụ Khoa học Công nghệ và đông đảo chuyên gia lĩnh vực khoa học công nghệ ngành xây dựng.


Năm 2015, Bộ Xây dựng sẽ tập trung thực hiện các chương trình trọng tâm của Chiến lược.

Từng bước hiện thực hóa Chiến lược

Sau 2 năm triển khai Chiến lược phát triển KHCN (2013 - 2014), ngành xây dựng đã chủ động áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng xuất lao động, đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Trong công nghệ gia cố nền đất yếu, các nhà thầu Việt Nam có đủ năng lực thực hiện xử lý nền bằng phương pháp gia tải truyền thống. Đối với công nghệ hút chân không hiện nay, các nhà thầu nước ngoài vẫn chiếm lĩnh thị trường. Các công nghệ kiểm tra chất lượng cọc cũng được chú trọng. Một số lượng đáng kể cọc cũng đã được gắn các cảm biến theo dõi biến dạng/chuyển vị để xác định phân bố lực dọc thân cọc khi cọc được gia tải.

Trong thi công nhà cao tầng, các DN lớn của Việt Nam đã có thể đảm nhận toàn bộ các khâu từ thiết kế, quản lý dự án, thi công và kiểm tra chất lượng thi công các tòa nhà đến 40 tầng. Một số công trình cao đến 70 tầng cũng có sự tham gia của các nhà thầu Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà cao tầng, một số công nghệ như cốp pha trượt vách cứng, sàn ứng lực trước bán lắp ghép, giàn giáo cốp pha định hình tổ hợp linh hoạt, cẩu tháp đã được đầu tư và đưa vào sử dụng.

Một số nhà thầu của Việt Nam đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ chế tạo cấu kiện với độ chính xác cao cho giàn không gian có trình độ tương đương mức trung bình so với các nước trong khu vực. Trong giai đoạn vừa qua, việc sử dụng bê tông cốt thép ứng suất trước đã trở nên phổ biến trong xây dựng nhà cao tầng (áp dụng chủ yếu cho sàn không dầm). Các nhà thầu Việt Nam đã tiếp thu tốt công nghệ này và đã đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Lĩnh vực vật liệu xây dựng có tỷ trọng đổi mới công nghệ đạt trên 75%, cơ bản đáp ứng thị trường trong nước và một phần xuất khẩu. Một số sản phẩm đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Hầu hết các dây chuyền sản xuất xi măng mới đều sử dụng công nghệ lò quay tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới.

Đánh giá về hoạt động KHCN ngành xây dựng trong những năm qua, ông Nguyễn Trung Hòa - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ cho biết: Một số doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng công nghệ vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất lượng, có giá trị thiết thực với nhu cầu của đất nước như Cty Busadco với sản phẩm Kè chắn sóng biển, hoặc VINACONEX trong xây dựng nhà cao tầng...

Tập trung các chương trình trọng tâm

Tuy nhiên, hiện nay hoạt động khoa học và công nghệ ngành xây dựng cũng đang gặp không ít khó khăn, thách thức. Các đơn vị khoa học công nghệ của ngành, bao gồm mạng lưới các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu, triển khai nhưng chất lượng nghiên cứu, ứng dụng khoa học chưa cao, còn thiếu sự phối hợp giữa công tác đào tạo với nghiên cứu, giữa nghiên cứu với sản xuất kinh doanh, mức đầu tư cho khoa học công nghệ còn thấp, nguồn vốn chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước...

Nhận định những khó khăn vướng mắc nói trên, Thứ trưởng Lê Quang Hùng chỉ đạo: Ngành xây dựng phải tập trung thực hiện các chương trình trọng tâm của Chiến lược phát triển KHCN, bao gồm: Chương trình ngầm đô thị, các giải pháp thi công và quản lý thi công, giải pháp về kết cấu, bào trì, gia cường kết cấu, vật liệu bảo vệ môi trường xây dựng, nội địa hóa cơ khí xây dựng, các vấn đề tiết kiệm năng lượng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật thoát nước đô thị...

Trong giai đoạn trước mắt, để đảm bảo triển khai hiệu quả, tập trung các nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ triển khai thực hiện Chiến lược, cần tập trung vào một số nhiệm vụ cấp thiết, có tình khả thi cao. Mỗi nhiệm vụ được giao trực tiếp cho đơn vị đầu mối với nội dung, kết quả dự kiến đạt được, lộ trình thực hiện, các đơn vị phối hợp. Qua từng năm sẽ tiến hành xây dựng các kế hoạch chi tiết, đánh giá kết quả thực hiện.

Các giải pháp được Bộ Xây dựng chú trọng là đổi mới cơ chế chính sách, gắn hoạt động khoa học với thực tiễn sản xuất, tham gia giải quyết các yêu cầu bức thiết của thực tiễn thông qua các hợp đồng kinh tế theo cơ chế thị trường và các biện pháp quản lý hành chính hợp lý. Cùng với đó là mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp thu các tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển giao áp dụng có hiệu quả vào điều kiện Việt Nam, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam đảm bảo hiện đại, hội nhập và phủ kín các lĩnh vực.

Chiến lược phát triển khoa học công nghệ xây dựng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm phục vụ các mục tiêu chung của Chiến lược khoa học công nghệ quốc gia, Chiến lược phát triển bền vững, đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Mức độ phát triển của khoa học và công nghệ ngành xây dựng cần đạt trình độ ngang tầm khu vực và thế giới trên các lĩnh vực: Công nghệ xây dựng, cơ khí xây dựng, VLXD, hạ tầng và phát triển đô thị, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn và nguồn nhân lực.

Kiến thức xây dựng khác